7 thông tin kinh tế nổi bật trong tháng 5/2013

VCBS dự báo CPI tháng chỉ tăng dưới 0,1% và CPI cả quý II sẽ tăng thấp do tổng cầu, tín dụng và M2 tiếp tục ở mức thấp.
Bế mạc Hội nghị lần 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI Diễn ra từ ngày 2-11/5, Hội nghị Trung ương 7 đã xem xét, quyết định, cho ý kiến chỉ đạo đối với các vấn đề lớn, bao gồm: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng; Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường và một số vấn đề quan trọng khác. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị vào sáng 2/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương thảo luận, xem xét, quyết định về các vấn đề lớn nêu trên. Thêm hai ủy viên vào Bộ Chính trị Với việc Hội nghị Trung ương Đảng lần 7 bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Kim Ngân (59 tuổi) và ông Nguyễn Thiện Nhân (60 tuổi), Bộ Chính trị khóa XI hiện có 16 ủy viên. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (59 tuổi, quê Bến Tre), thạc sĩ kinh tế, cử nhân chính trị, ủy viên Trung ương Đảng khóa 9, 10 và 11, Bí thư Trung ương Đảng khóa 11, đại biểu Quốc hội khóa 12. Bà từng là Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại. Năm 2007, bà Ngân được bầu làm Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội. Một trong những dấu ấn đáng kể mà bà Ngân để lại là cuộc giải cứu lao động Việt Nam tại Lybia năm 2011. “Trong cuộc giải cứu này không có chuyện mặc cả tiền bạc, điều kiện với các nước trong khu vực mà mục đích là nhanh chóng đưa người lao động về nước an toàn” – lời tuyên bố khi bắt đầu chiến dịch giải cứu lao động khỏi Lybi của nữ Bộ trưởng không chỉ trấn an hàng nghìn gia đình thân nhân lao động mà nó còn đem lại kết quả: toàn bộ hơn 10.000 lao động Việt Nam về nước an toàn trong một tháng sau đó. Đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch Quốc hội từ giữa năm 2011, bà được đánh giá cao ở sự thông minh, sắc sảo, quyết đoán trong các phiên điều hành Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là phiên thảo luận kinh tế – xã hội cuối năm. Ông Nguyễn Thiện Nhân (60 tuổi, quê Trà Vinh), giáo sư kinh tế, tiến sỹ điều khiển học, thạc sĩ quản lý cộng đồng; cao cấp lý luận chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, đại biểu Quốc hội khóa 10, 12, 13. Ông là Phó chủ tịch UBND TP HCM trước khi trở thành Bộ trưởng GD&ĐT năm 2006. Tháng 8/2007, ông được bổ nhiệm Phó thủ tướng (kiêm Bộ trưởng Giáo dục cho tới năm 2010) và tiếp tục được phê chuẩn giữ chức vụ này tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 năm 2011. VCBS dự báo CPI tháng 5 tăng dưới 0,1% VCBS cho biết, sau khi âm trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 đã tăng nhẹ trở lại ở mức 0,02% so với tháng trước và tăng 6,61% so với cùng kỳ 2012. Giá nhóm hàng vật liệu xây dựng, viễn thông, giá nhóm hàng lương thực thực phẩm tiếp tục giảm đã giữ cho CPI tháng 4 ở mức thấp. VCBS dự báo CPI tháng chỉ tăng dưới 0,1% và CPI cả quý II sẽ tăng thấp do tổng cầu, tín dụng và M2 tiếp tục ở mức thấp. Tuy nhiên, VCBS cũng cho rằng, các yếu tố như Hà Nội và TPHCM chưa duyệt và áp dụng khung giá dịch vụ y tế mới; ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh đến trồng trọt và chăn nuôi; tín dụng tăng nhanh vào cuối 2012 cũng có thể tác động tăng đến CPI trong thời gian tới. Xét chung cả năm 2013, VCBS vẫn kỳ vọng CPI tăng 6 – 7%. Cũng theo báo cáo của VCBS, công ty này dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II sẽ tăng trưởng khoảng 5,2%, tăng so với mức 4,89% trong quý I. HSBC dự báo lạm phát Việt Nam 2013 chỉ 6,3% Nhận định trên được HSBC Global Research công bố trong bản báo cáo về kinh tế vĩ mô – triển vọng thị trường Việt Nam số tháng 5/2013 với tựa đề “Bắt đầu quý II một cách mạnh mẽ hơn”. Theo báo cáo này, HSBC nhận định, Việt Nam đang bắt đầu quý II một cách mạnh mẽ hơn: Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 tăng lên mức 51 điểm; FDI tăng và hướng nhiều vào khu vực sản xuất; đà tăng giá thực phẩm đang chậm lại, giá hàng hóa rẻ hơn… Trên cơ sở đó, HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay có thể cao hơn năm 2012 và đạt 5,5% trong khi lạm phát sẽ xuống thấp hơn, chỉ ở mức 6,3%. IMF hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 5,8% xuống 5,2% Quỹ Tiền tề Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng của VN năm nay từ 5,8% xuống 5,2% trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất. Theo đó, dự báo tăng trưởng năm 2014 cũng bị hạ từ 6,4% xuống 5,2%. Chỉ số giá tiêu dùng năm nay của VN được IMF dự báo tăng 8,8% nhưng sẽ giảm còn 8% vào năm sau. Trong các nước ASEAN, Indonesia được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6,3%; Thái Lan 5,9%; Malaysia 5,1%; Philippines 6,0%… Về toàn cầu, IMF dự đoán GDP cả thế giới sẽ tăng 3,25% trong năm 2013 và năm sau là 4%. Cầu về tiêu dùng tiếp tục gia tăng và xuất khẩu đang phục hồi sẽ là động lực quan trọng cho sự phục hồi của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại châu Á, Mỹ Latin, châu Phi cận Sahara, Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập. Nợ công của Việt Nam trên 71,7 tỷ USD đang ở ngưỡng an toàn? Hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang gặp khó khăn vì nợ xấu, nợ công của Việt Nam ở mức trên 71,7 tỷ USD, tương đương 49,4% GDP. Cộng hòa Síp cũng có nợ công chiếm tới trên 85% GDP và đã phải gánh chịu nhiều hệ lụy. Đây chính là bài học kinh nghiệm để nhìn lại nợ công Việt Nam. Ngày 20/2/2013, Hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế S&P nhận định nguy cơ vỡ nợ ở Cộng hòa Síp đang ngày càng lớn. Tới ngày 16/3/2013, các bộ trưởng bộ tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đồng ý cung cấp cho Cộng hòa Síp gói cứu trợ trị giá 10 tỷ Euro. Tiếp tục tăng thuế nhập khẩu xăng dầu lên 19% Theo đó, một số mặt hàng xăng, dầu đang áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 16% được điều chỉnh lên thành 19% từ ngày 8/5. Ngày 8/5/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2013/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Một số mặt hàng xăng, dầu đang áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 16% được điều chỉnh lên thành 19% bao gồm các mặt hàng xăng động cơ như: Ron 97 và cao hơn, có pha chì; Ron 97 và cao hơn, không pha chì; loại khác có pha chì… Đối với mặt hàng nhiên liệu cho ô tô chịu thuế suất thuế nhập khẩu 12% lên 14%; dầu nhiên liệu, dầu hoả chịu thuế suất 14% thành 15%. Các Kerosine khác thay đổi từ 14% thành 16%…  

Nguồn : Trí Thức Trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *